Yoga cân bằng nội tiết tố là phương pháp tự nhiên giúp duy trì sự ổn định hormone, hỗ trợ cải thiện sức khỏe sinh lý, tinh thần và thể chất. Bằng cách kết hợp các tư thế yoga, kỹ thuật hít thở và thiền định, phương pháp này giúp giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu và kích thích các tuyến nội tiết hoạt động hiệu quả hơn.
Yoga cân bằng nội tiết tố như thế nào?
Yoga không chỉ đơn thuần là bài tập rèn luyện thể chất mà còn là liệu pháp giúp “chữa lành” cho tâm hồn. Yoga kết hợp những động tác nhẹ nhàng cùng kỹ thuật hít thở sâu và thiền định giúp kích hoạt nội tiết tố, thúc đẩy tăng sinh hormon sinh dục tự nhiên. Nhờ vậy đưa cơ thể quay trở lại trạng thái cân bằng như bình thường.
Giảm căng thẳng và điều hòa cortisol
Căng thẳng chính là “kẻ thù” hàng đầu gây mất cân bằng hormon trong cơ thể. Khi nữ giới bị căng thẳng, stress trong thời gian dài sẽ tiết ra nhiều hormon cortisol gây phá vỡ sự ổn định của hormon sinh sản như hormon estrogen và progesterone. Thông qua các bài tập hít thở sâu và thiền định giúp thư giãn cho hệ thần kinh, đưa mức cortisol về trạng thái bình thường. Từ đó giúp cải thiện tâm trạng và ổn định nội tiết tố.
Kích thích tuyến nội tiết hoạt động hiệu quả
Một số tư thế yoga như tư thế cây cầu, con cá hay tư thế cái cày giúp massage và kích thích trực tiếp lên các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp và buồng trứng. Khi các tuyến này hoạt động tích cực, lượng hormone sinh dục sản xuất ra sẽ được điều hòa, giảm thiểu tình trạng nữ giới bị thiếu hụt hay dư thừa hormone.
Tăng cường lưu thông máu và năng lượng
Yoga giúp cải thiện tuần hoàn lưu thông máu, “vận chuyển” oxy và dưỡng chất đến từng tế bào. Khi khí huyết lưu thông tốt, các cơ quan nội tiết trong cơ thể được nuôi dưỡng khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ cân bằng hormone và tăng cường sức khỏe sinh sản một cách tự nhiên.
7 tư thế yoga giúp cân bằng nội tiết tố hiệu quả
Dưới đây là 7 tư thế yoga không chỉ giúp chị em phụ nữ duy trì một cơ thể dẻo dai, khoẻ mạnh mà còn hỗ trợ tăng cường nội tiết tố một cách tự nhiên.
Tư thế con cá (Matsyasana)
Cách thực hiện
- Nằm ngửa trên thảm, hai chân duỗi thẳng hay bắt chéo
- Chống hai khuỷu tay xuống mặt sàn, nhẹ nhàng nâng ngực lên cao
- Ngửa đầu ra phía sau để đỉnh đầu chạm sàn, giữ cổ thư giãn
- Giữ tư thế trên trong khoảng 30 giây đến 1 phút, hít thở sâu và đều
Lưu ý
- Nếu bị đau cổ, có thể kê một chiếc gối nhỏ dưới đầu
- Không nâng ngực quá cao tránh tăng áp lực lên lưng
Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)
Cách thực hiện
- Nằm ngửa, co gối, bàn chân đặt chắc chắn trên mặt thảm, hai chân dang rộng bằng hông
- Đặt tay dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống
- Nhấn chân xuống, nâng hông lên cao, siết nhẹ cơ bụng và mông
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây, sau đó từ từ hạ lưng xuống phía sàn
Lưu ý
- Không đẩy hông lên quá cao tránh gây đau lưng dưới
- Nếu cảm thấy cơ thể mất cân bằng khi tập, có thể kẹp một khối yoga giữa hai đầu gối
Tư thế em bé (Balasana)
Cách thực hiện
- Quỳ gối trên thảm tập, ngồi lên gót chân
- Gập người về phía trước, trán chạm sàn, hai tay duỗi thẳng về phía trước hoặc để dọc theo thân người
- Giữ nguyên tư thế trên trong vòng 1-2 phút, hít thở nhẹ nhàng và thư giãn
Lưu ý
- Nếu đầu gối bị căng, có thể kê một chiếc khăn mềm dưới đầu gối
- Không ép người quá sâu nếu cảm thấy đau lưng hoặc đau vai
Tư thế chiến binh II (Virabhadrasana II)
Cách thực hiện
- Đứng thẳng, bước chân trái ra phía sau khoảng 1m
- Chân phải gập gối vuông góc, chân trái duỗi thẳng, mũi chân xoay một góc 90 độ
- Dang tay ngang vai, mắt nhìn theo tay phải
- Giữ nguyên tư thế trên trong khoảng 30-45 giây, sau đó đổi bên
Lưu ý
- Giữ lưng thẳng, không để đầu gối vượt quá mũi chân
- Nếu mất thăng bằng có thể thu hẹp khoảng cách hai chân lại một chút
Tư thế cánh bướm (Baddha Konasana)
Cách thực hiện
- Ngồi thẳng lưng, gập hai chân lại, lòng bàn chân chạm nhau
- Dùng tay nắm lấy bàn chân, nhẹ nhàng đẩy đầu gối xuống dưới sàn
- Nhún nhẹ phần đầu gối lên xuống như cánh bướm hoặc giữ yên và hít thở
Lưu ý
- Nếu háng bị căng có thể kê gối dưới mỗi đầu gối để giảm áp lực lên háng
- Không đẩy đầu gối quá mạnh tránh nguy cơ chấn thương khớp háng
Tư thế cái cày (Halasana)
Cách thực hiện
- Nằm ngửa, nâng hai chân lên cao và từ từ đưa chân qua đầu
- Để ngón chân chạm sàn hoặc giữ lơ lửng nếu cảm thấy chưa quen
- Tay duỗi thẳng hoặc chống lưng để hỗ trợ
- Giữ tư thế trên trong khoảng 30-45 giây rồi từ từ hạ chân xuống
Lưu ý
- Không thực hiện tư thế cái cày nếu chị em bị đau cổ hoặc bệnh lý cột sống
- Khi hạ chân xuống, thực hiện chậm rãi tránh căng cơ lưng
Tư thế thiền hoa sen (Padmasana)
Cách thực hiện
- Ngồi xếp bằng, đặt chân phải lên đùi trái và ngược lại (hoặc ngồi xếp bằng đơn giản)
- Đặt tay lên đầu gối, lòng bàn tay hướng lên, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau
- Nhắm mắt, hít thở sâu và giữ nguyên tư thế trong 5-10 phút
Lưu ý
- Nếu khó khăn khi thực hiện tư thế ngồi hoa sen có thể ngồi bán già hoặc kê gối dưới hông
- Đảm bảo lưng thẳng để tránh đau lưng khi ngồi lâu
Lưu ý khi tập yoga cân bằng nội tiết tố
- Kiên trì tập luyện trong thời gian dài: Duy trì tập ít nhất 3-4 buổi/tuần để đạt hiệu quả lâu dài.
- Kết hợp tập yoga với chế độ ăn uống khoa học lành mạnh: Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu phytoestrogen như đậu nành, hạt chia, rau xanh và trái cây tươi.
- Lắng nghe cơ thể: Điều chỉnh động tác phù hợp với khả năng, tránh tập luyện quá sức có thể gây áp lực lên các tuyến nội tiết.
yoga cân bằng nội tiết tố là phương pháp tự nhiên giúp cải thiện chức năng hormone, giảm căng thẳng và nâng cao sức khỏe tổng thể. Thực hành yoga đều đặn không chỉ hỗ trợ điều hòa estrogen, progesterone mà còn giúp tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng. Kết hợp yoga với chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh sẽ mang lại kết quả bền vững cho sức khỏe nội tiết.