Chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến không ít chị em lo lắng do tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Vậy làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại an toàn mà hiệu quả? Tìm hiểu những phương pháp đơn giản giúp điều hòa chu kỳ kinh một cách tự nhiên và khoa học trong bài đăng sau đây!
Đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, xảy ra khi lớp niêm mạc tử cung bong tróc và được đào thải ra ngoài cơ thể qua âm đạo.
Vào đầu chu kỳ kinh, cơ thể tăng sinh hormon estrogen và progesterone chuẩn bị cho quá trình trứng đã thụ tinh chuẩn bị làm tổ. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, nồng độ hormone estrogen và progesterone suy giảm khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra, gọi là kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên có kinh cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Trung bình, chu kỳ kinh kéo dài khoảng 28 ngày, tuy nhiên một số phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn (21 ngày) hay dài hơn (35 ngày). Thời gian hành kinh thường thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày, phổ biến nhất là 3–5 ngày.
Những dấu hiệu sau đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn kinh nguyệt:
- Chu kỳ kinh dưới 21 ngày hoặc kéo dài hơn 35 ngày.
- Lượng máu kinh chảy ra quá nhiều hoặc quá ít.
- Xuất hiện chảy máu ngoài kỳ kinh.
- Máu kinh có hiện tượng bất thường về màu sắc hay có hiện tượng vón cục, máu quá loãng.
Nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh
Có nhiều yếu tố có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt như:
- Yếu tố tâm lý: Nữ giới bị căng thẳng, áp lực hay cơ thể bị mệt mỏi có thể gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Rối loạn nội tiết tố: Mất cân bằng giữa hai hormon estrogen và progesterone có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt thất thường.
- Dùng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có chứa estrogen tổng hợp có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Thay đổi cân nặng: Tình trạng tăng hoặc giảm cân đột ngột ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nội tiết tố, từ đó tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có tác hại gì cho sức khỏe?
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe tổng thể:
- Thiếu máu và suy nhược cơ thể: Lượng máu kinh quá nhiều có thể gây tình trạng thiếu máu, khiến cơ thể nữ giới bị mệt mỏi, xanh xao.
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt có thể xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như viêm tử cung, viêm nhiễm âm đạo.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định có thể tác động đến quá trình rụng trứng, làm tỉ lệ thụ thai thành công.
- Nguy cơ mắc bệnh lý phụ khoa: Một số bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung hoặc polyp tử cung thường đi kèm hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Làm thế nào để kinh nguyệt đều trở lại?
Kinh nguyệt không đều có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tâm lý nữ. Vậy làm thế nào để chu kỳ kinh nguyệt đều trở lại?
Bổ sung các thực phẩm tốt cho kinh nguyệt
Chị em đang băn khoăn “Làm sao để có kinh khi bị trễ?”, bổ sung một số thực phẩm tự nhiên có thể hỗ trợ quá trình điều hòa chu kỳ kinh, giúp kinh nguyệt đều trở lại.
Ngải cứu
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, tính ấm được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều hoà kinh nguyệt với tác dụng cải thiện tuần hoàn lưu thông máu và giảm tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
Cách dùng:
- Lấy 10g ngải cứu khô đem rửa sạch, sau đó sắc cùng với 200ml nước. Đun sôi thuốc sắc cho đến khi còn khoảng 100ml, để nguội rồi chia thành hai lần uống trong ngày. Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể tăng liều lượng lên 20g và uống với tần suất 4 lần/ngày.
- Uống ngải cứu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh có thể hỗ trợ giảm đau bụng kinh, làm kinh nguyệt ra đều và có màu đỏ tươi hơn.
Tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ ngoài tác dụng làm đẹp còn hỗ trợ giúp cân bằng nội tiết tố và thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong tử cung. Sử dụng tinh bột nghệ giúp chu kỳ kinh nguyệt đều hơn, đồng thời giảm tình trạng đau bụng kinh dữ dội khi tới tháng.
Cách dùng: Hòa 2 – 3 thìa tinh bột nghệ vào sữa ấm và sử dụng hàng ngày.
Quế
Quế có tính ấm được sử dụng giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hỗ trợ giảm tình trạng đau bụng kinh. Nhờ khả năng kích thích tuần hoàn lưu thông máu và thư giãn cơ tử cung, quế được sử dụng như một giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng trễ kinh.
Cách dùng: Pha quế với nước nóng để uống hoặc thêm quế vào các món ăn hàng ngày.
Đu đủ xanh
Trong đu đủ xanh có chứa enzyme papain giúp kích thích tử cung co bóp nhẹ nhàng và tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh sản. Ăn đu đủ xanh hỗ trợ chu kỳ kinh diễn ra đúng thời điểm, hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Các loại rau củ quả
Để ổn định chu kỳ kinh nguyệt, chị em nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, đặc biệt là sắt, có nhiều trong bí đỏ, cà rốt, súp lơ xanh. Ngoài ra, các loại trái cây chứa hàm lượng cao estrogen thực vật như chà là, dưa leo cũng góp phần hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Thực phẩm giàu vitamin C
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, kiwi, quýt, cà chua, ớt chuông, bông cải xanh…có thể kích thích cơ thể tăng sinh hormon estrogen. Khi nồng độ hormon estrogen tăng, tử cung sẽ co bóp mạnh hơn, giúp máu kinh bắt đầu chảy ra. Ngoài ra, vitamin C cũng làm giảm hormon progesterone, thúc đẩy quá trình bong tróc của lớp nội mạc tử cung, giúp chu kỳ kinh đến sớm hơn.
Một số loại nước uống hỗ trợ kích thích kinh nguyệt
Bên cạnh thực phẩm, tăng cường bổ sung các thức uống tự nhiên cũng giúp cân bằng nội tiết tố và thúc đẩy kinh nguyệt trở lại đúng chu kỳ.
Nước lọc
Nước chiếm hơn 70% cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và tăng cường đào thải độc tố. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, hệ thần kinh nội tiết sẽ hoạt động ổn định hơn, từ đó hỗ trợ giúp chu kỳ kinh diễn ra đều đặn. Duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày nhờ vậy có thể giúp hạn chế tình trạng trễ kinh hiệu quả.
Nước gừng
Gừng là một loại thảo dược có đặc tính giúp làm ấm cơ thể, kích thích lưu thông máu và làm tăng nhiệt độ tử cung, từ đó hỗ trợ kinh nguyệt đến sớm hơn. Ngoài ra, gingerol có trong gừng còn có tác dụng giảm viêm, giảm tình trạng đau bụng kinh và chống co thắt hiệu quả.
Cách dùng: Nghiền gừng tươi lấy nước, pha cùng với mật ong hay pha trà gừng uống mỗi ngày giúp cải thiện hiệu quả tình trạng trễ kinh.
Nước ép cần tây
Cần tây chứa hàm lượng cao vitamin C, vitamin K, folate và kali giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và giảm tình trạng đầy hơi trong những ngày đèn đỏ. Ngoài ra, hợp chất apigenin và coumarin có trong cần tây còn giúp thư giãn cơ tử cung, từ đó hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Cách dùng: Uống nước ép cần tây vào buổi sáng trước bữa ăn khoảng 30 phút để cơ thể hấp thu các dưỡng chất hiệu quả nhất.
Nước ép dứa
Dứa chứa hàm lượng cao enzym bromelain giúp thúc đẩy lớp niêm mạc tử cung bong tróc, nhờ vậy giúp hỗ trợ kinh nguyệt hiệu quả. Ngoài ra, dứa cũng giúp cải thiện tuần hoàn lưu thông máu và tăng sinh tế bào hồng cầu, hỗ trợ sức khỏe sinh sản nữ giới.
Nước ép lựu
Nước ép lựu chứa hàm lượng cao phytoestrogen giúp cân bằng nội tiết tố nữ. Nhờ khả năng kích thích cơ thể tăng sinh hormon estrogen, nước ép lựu hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm tình trạng đau bụng kinh và điều hoà kinh nguyệt.
Nếu chị em đang băn khoăn làm cách nào để kinh nguyệt đều trở lại hãy áp dụng những phương pháp trên để điều hoà chu kỳ kinh và nâng cao sức khỏe sinh sản.