Kinh nguyệt ra ít là tình trạng lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ ít hơn bình thường. Nguyên nhân có thể do rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt hoặc bệnh lý phụ khoa. Sử dụng thực phẩm từ tự nhiên là một trong những cách hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện chức năng tử cung. Vậy nên uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều? Hãy cùng khám phá những loại đồ uống giúp hành kinh đều hơn trong bài viết dưới đây!
Kinh nguyệt ra ít ảnh hưởng như nào đến sức khỏe nữ giới?
Tình trạng máu kinh ra ít có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản và tâm lý của chị em phụ nữ, cụ thể:
- Rối loạn sinh lý: Kinh nguyệt ít có thể đi kèm với suy giảm nội tiết tố, làm suy giảm ham muốn tình dục, giảm khoái cảm và tăng nguy cơ lãnh cảm, ảnh hưởng đến đời sống “phòng the”.
- Nguy cơ vô sinh thứ phát: Nếu tình trạng này thiểu kinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai do niêm mạc tử cung mỏng, trứng rụng không đều hay rối loạn nội tiết.
- Dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa: Máu kinh ít có thể là biểu hiện của một số bệnh lý viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng hay các vấn đề liên quan tới nội mạc tử cung.
Nếu nhận thấy hiện tượng kinh nguyệt ra ít kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, chị em nên tiến hành thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều và đều?
Máu kinh ra ít có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như mất cân bằng nội tiết tố, thiếu máu hoặc chế độ ăn uống nghèo nàn. Để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giúp lượng máu kinh ra nhiều hơn, chị em có thể tham khảo bổ sung một số loại nước uống sau đây.
Nước lọc
Nước lọc đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất và tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nữ giới uống đủ nước mỗi ngày, hệ nội tiết hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn, từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định và lượng máu kinh ra đều đặn hơn.
Cách sử dụng:
- Nên uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể.
- Chia nhỏ lượng nước uống trong ngày để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước hoặc quá tải do uống lượng lớn nước cùng một lúc.
Nước ép đu đủ
Đu đủ là loại trái cây có chứa hàm lượng cao carotene giúp kích thích tăng sinh hormon estrogen, từ đó thúc đẩy tử cung co bóp nhẹ nhàng và điều hòa kinh nguyệt tốt hơn. Nước ép đu đủ lựa chọn phù hợp cho những chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hay máu kinh ra ít.
Cách làm:
- Chuẩn bị 1/2 quả đu đủ chín, gọt bỏ vỏ, cắt nhỏ và cho vào máy ép hoặc xay nhuyễn cùng với một ít nước lọc.
- Có thể thêm một chút mật ong hay nước cốt chanh để gia tăng hương vị.
- Uống nước ép đu đủ trước kỳ kinh khoảng 5-7 ngày giúp hỗ trợ điều hòa chu kỳ.
Nước gừng
Gừng có vị cay tính ấm, giúp tăng nhiệt độ cơ thể, kích thích tuần hoàn lưu thông máu và hỗ trợ tử cung hoạt động hiệu quả hơn. Uống nước gừng không chỉ giúp lượng máu kinh ra đều hơn mà còn giúp giảm tình trạng đau bụng kinh và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phần phụ.
Cách làm:
- Gừng đem gọt vỏ và đập dập, sau đó cho vào 200ml nước nóng.
- Ngâm gừng khoảng 5-10 phút, lọc lấy nước và thêm 1 thìa mật ong để gia tăng vị ngọt, dễ uống hơn.
- Uống 1 ly nước gừng ấm mỗi ngày trước hoặc trong kỳ kinh giúp cải thiện hiệu quả tình trạng máu kinh ra ít.
Nước ép cần tây
Cần tây chứa hàm lượng cao vitamin C, K, folate và kali có tác dụng hỗ trợ tăng cường tuần hoàn lưu thông máu, giúp kinh nguyệt ra đều và ổn định hơn. Ngoài ra, cần tây còn có đặc tính chống viêm, giúp giảm tình trạng đau bụng kinh.
Cách làm:
- Chuẩn bị 3-4 nhánh cần tây đem rửa sạch và cắt khúc.
- Cho cần tây vào máy ép lấy nước hoặc xay nhuyễn cùng 100ml nước lọc rồi lọc bỏ bã.
- Uống nước ép cần tây vào buổi sáng trước bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nước ép dứa
Dứa chứa enzyme bromelain giúp kích thích tử cung co bóp nhẹ nhàng, làm bong lớp niêm mạc tử cung và hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh. Ngoài ra, các hoạt chất có trong dứa còn giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm tình trạng máu kinh ra ít.
Cách làm:
- Gọt vỏ 1/4 quả dứa, cắt nhỏ và ép lấy nước.
- Có thể pha loãng với nước lọc hoặc thêm một thìa mật ong để dễ uống hơn.
- Uống 1 ly nước ép dứa trong những ngày hành kinh giúp hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.
Nước ép lựu
Lựu chứa hàm lượng cao phytoestrogen giúp cân bằng nội tiết tố nữ, kích thích tăng sinh hormon estrogen và thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bên cạnh đó, lựu còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong kỳ kinh.
Cách làm:
- Lựu bóc bỏ vỏ, tách lấy phần hạt cho vào máy ép hoặc xay nhuyễn cùng một ít nước.
- Lựu sau khi ép đem lọc bỏ bã và uống trực tiếp, có thể thêm mật ong để tăng hương vị.
- Nên uống nước ép lựu trước hoặc trong kỳ kinh giúp lượng máu kinh ra đều và ổn định hơn.
Một số loại nước khác
Ngoài những loại nước trên, chị em có thể tham khảo bổ sung thêm một số loại nước với tác dụng tương tự như:
- Nước ép ngò tây: Giúp kích thích tuần hoàn lưu thông máu và cân bằng nội tiết tố.
- Nước nghệ: Chứa curcumin giúp điều hòa chu kỳ kinh và giảm tình trạng đau bụng kinh.
- Nước nha đam: Hỗ trợ cải thiện chu kỳ kinh nguyệt và làm dịu cơn đau dữ dội do co bóp tử cung.
- Nước ép thì là: Giúp kích thích tử cung và điều hòa hormon sinh dục nữ estrogen.
- Giấm táo: Cân bằng độ pH trong cơ thể, giúp nội tiết tố ổn định hơn.
Bổ sung các loại nước uống trên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp chị em có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định, hạn chế tình trạng máu kinh ra ít và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng kinh nguyệt bất thường kéo dài, chị em nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời