Kinh nguyệt không đều là vấn đề phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh, lựa chọn thức uống phù hợp có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt một cách tự nhiên và hiệu quả. Vậy uống gì để điều hòa kinh nguyệt? Cùng khám phá 6 loại thức uống tốt cho chu kỳ kinh dưới đây!
Uống gì để điều hòa kinh nguyệt?
Lựa chọn đúng loại đồ uống có thể giúp hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh một cách tự nhiên. Dưới đây là những thức uống có lợi cho sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
Nước gừng ấm
Nước gừng không chỉ có tác dụng giúp giữ ấm cơ thể mà còn hỗ trwoj kích thích tuần hoàn lưu thông máu, giảm tình trạng đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
- Tác dụng: Gừng chứa hợp chất gingerol có tác dụng làm giãn nở mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn lưu thông máu. Từ đó hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. Đồng thời, nước gừng giúp giảm tình trạng đau bụng kinh và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm trong kỳ kinh nguyệt.
- Cách làm: Thái vài lát gừng tươi, đun với nước trong khoảng 10 phút. Có thể thêm ít mật ong để gia tăng hương vị và dễ uống hơn. Uống nước gừng trước kỳ kinh khoảng 3-5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nước ép đu đủ
Đu đủ chứa hàm lượng cao enzyme giúp tử cung co bóp tốt hơn, từ đó hỗ trợ điều hòa nội tiết tố nữ.
- Tác dụng: Enzyme papain có trong đu đủ giúp kích thích tử cung hoạt động nhịp nhàng, từ đó hỗ trợ giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Bên cạnh đó, đu đủ còn chứa hợp chất carotene giúp cơ thể tăng cường quá trình sản xuất estrogen hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
- Cách làm: Ép đu đủ chín lấy nước uống hoặc thường xuyên ăn đu đủ. Nên uống nước ép đu đủ trước kỳ kinh khoảng 1 tuần để có tác dụng tốt nhất.
Trà quế
Trà quế là một trong những thức uống giúp điều chỉnh nồng độ insulin và hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
- Tác dụng: Quế giúp điều chỉnh insulin trong cơ thể, từ đó hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ. Ngoài ra, trà quế còn có tác dụng giúp làm ấm cơ thể, giảm tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
- Cách làm: Ngâm một thanh quế trong nước nóng khoảng 5-10 phút. Có thể thêm một chút mật ong để điều vị, dễ uống hơn. Uống trà quế hàng ngày hoặc trước kỳ kinh để có hiệu quả tốt.
Nước ép lựu
Lựu là loại trái cây chứa hàm lượng cao phytoestrogen tự nhiên, giúp cân bằng nội tiết tố nữ.
- Tác dụng: Nước ép lựu chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ điều hoà chu kỳ kinh. Đồng thời, phytoestrogen có trong lựu giúp cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố.
- Cách làm: Ép lựu tươi, uống 1 ly mỗi ngày trước kỳ kinh khoảng 1 tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Nước ép cần tây
Nước ép cần tây giúp kích thích tuần hoàn lưu thông máu, hỗ trợ giảm tình trạng đau bụng kinh và điều hòa chu kỳ kinh.
- Tác dụng: Cần tây chứa nhiều vitamin C, K, kali và folate giúp cơ thể hoạt động ổn định, từ đó hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt.
- Cách làm: Rửa sạch cần tây, ép lấy nước, uống vào buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất. Có thể kết hợp với táo hay cà rốt để gia tăng hương vị.
Trà thì là
Hạt thì là có chứa phytoestrogen, giúp cân bằng nội tiết tố nữ và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
- Tác dụng: Trà thì là có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt hữu ích cho nữ giới bị rối loạn nội tiết tố hay buồng trứng đa nang.
- Cách làm: Hãm hạt thì là với nước nóng trong khoảng 10 phút, uống hàng ngày trước kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý khi sử dụng các loại thức uống điều hòa kinh nguyệt
- Uống đúng cách và duy trì đều đặn: Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các thực phẩm giàu sắt, vitamin B6, omega-3 giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
- Tránh rượu, bia, cà phê: Các chất kích thích có thể gây rối loạn nội tiết tố.
- Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài: Nếu kinh nguyệt thất thường trên 3 tháng, cần gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
Điều hòa kinh nguyệt bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý là phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Các loại đồ uống như trà gừng, nước ép dứa, sữa nghệ hay trà quế có thể giúp cân bằng nội tiết tố, giảm đau bụng kinh và hỗ trợ chu kỳ ổn định hơn. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt không đều kéo dài, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.